CẨM NANG > ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
Print - Views: 1164
Mộ Lê Hồng Sơn và đền Tán Sơn
Tin đăng ngày: 21/5/2015 - Xem: 1164
 
1.Tên điểm di tích, danh thắng .

- Mộ Lê Hồng Sơn đền Tán Sơn.

2. Địa chỉ.

- Xã Xuân Hòa - Nam Đàn - Nghệ An.

3.Mô tả điểm di tích, danh thắng.

- Ngày 19/2/1933, đ/c Lê Hồng Sơn - một trong những đồng chí có tâm huyết với cách mạng và hết lòng hoạt động vì cách mạng từ những ngày sơ khai bị thực dân Pháp kết án tử hình tại chính quê hương của đồng chí làng Xuân Hồ, thi hài của đ/c được nhân dân chôn cất tại Rú Tán. Mãi đến năm 1956, mộ Lê Hồng Sơn mới được cải táng về nơi xử bắn. Qua ba lần tôn tạo tu sửa, hiện nay khu mộ Lê Hồng Sơn có một diện tích rộng, có tường bao quanh, có ao cá, hồ sen, đường đi lối lại đẹp đẽ.

4.Nguồn gốc điểm đi tích.

Lê Hồng Sơn cuộc đời và sự nghiệp.

Lê Hồng Sơn cuộc đời và sự nghiệp.

Lê Hồng Sơn tên thật là Lê Văn Phan, người Xuân Hồ huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chứng kiến cảnh nước nhà bị giày xéo bởi thực dân Pháp, anh đã tham gia vào Việt Nam Quang phục hội do Cụ Phan Bội Châu người cùng huyện Nam Đàn thành lập, nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình để cởi bỏ ách nô lệ.

Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Lê Hồng Sơn cùng với 1 số đồng chí như Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong… tách một bộ phận từ Việt Nam Quang phục hội đứng ra thành lập Tân Việt Thanh niên Đoàn (còn có tên là Tâm tân xã). Về phương pháp hoạt động Tâm tân xã chủ trương sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả việc trừng trị những tên thực dân đầu sỏ, nhằm thức tỉnh và lôi cuốn đồng bào tham gia và ủng hộ cách mạng ở Việt Nam.
Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái đã cải trang, lọt vào được khách sạn Victoria và ném một quả lựu đạn vào bàn tiệc chiêu đãi Toàn quyền Đông Dương Merlin, khi ông ta vừa đến Sa Điện – tô giới của Pháp ở gần Quảng Châu – hòng bàn mưu tính kế đánh phá cách mạng Việt Nam . Lựu đạn nổ, một số tên thực dân chết, nhưng Merlin sống sót. Mục tiêu của cuộc mưu sát không thành, Phạm Hồng Thái được Lê Hồng Sơn hộ vệ định chạy vượt qua cầu, sang TP Quảng Châu, nhưng vì cảnh binh đuổi riết, nên phải nhảy xuống sông Châu Giang để thoát nạn. Do kiệt sức khi bị đuổi theo, nên ông đã hy sinh trên dòng sông.
Ít lâu sau ngày Phạm Hồng Thái hy sinh, Lê Hồng Sơn đã gửi cho chị Cao Thị Chất vợ liệt sĩ bài thơ khóc chồng chị: 

 

“Nước mất nhà tan ngất hận thù
Tiên sinh nào tiếc tấm thân ru
Ngọn chùy chẳng trúng, tâm bừng cháy
Mũi kiếm không nên, chí diệt thù
Hồn nước tỉnh mau vang tiếng gọi
Lệ đau thương khóc chiếc thuyền trơ
Lưu cầu nếu chẳng đem ra thử
Lận đận làm chi chốn hải hồ”.

 

Chẳng bao lâu sau đó, một số đoàn viên chuyển sang tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc lập ra. Bên Quảng Châu, Lê Hồng Sơn được kết nạp vào cộng sản Đoàn và được cử vào Ban lãnh đạo Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội và trở thành một cánh tay đắc lực của Nguyễn Ái Quốc trong sự nghiệp xây dựng Đảng cộng sản. Cùng một số chiến hữu thỉnh thoảng về nước, Lê Hồng Sơn phát huy tác dụng có ý nghĩa xác định phương hướng mới cho những đoàn thể cách mạng mới hình thành còn mang nặng dấu ấn của thanh niên trí thức tiểu tư sản.

Lê Hồng Sơn tốt nghiệp trường võ bị Hoàng Phố rồi trở thành một biên tập viên của báo Thanh niên. Anh còn là người cán bộ tuyên truyền và tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, đã có công lao góp phần đưa học thuyết Mác – Lênin vào Việt Nam và giữ một vai trò quyết định trong việc thành lập An Nam Cộng sản Đảng, một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam; Lê Hồng Sơn, con người yêu nước và cách mạng vốn bị thực dân Pháp và bè lũ bủa vây từ lâu. Sau ngày lịch sử mùng 3 tháng 2 và trong lúc phong trào Xô – Viết đang nổi lên; Lê Hồng Sơn được Đảng phân công ở lại Trung Quốc hoạt động trong chi hội Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông và đã bị tay chân của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Do có sự can thiệp của người chiến sĩ lão thành Hồ Học Lãm, quê ở Quỳnh Lưu, đang làm tham tán trong Bộ chỉ huy quân đội Quốc dân Đảng ở Vân Nam, Lê Hồng Sơn nhân được lệnh được trục xuất khỏi Trung Quốc. Sang Xiêm, thành lập Ban viện trợ Đông Dương hoạt động trong một thời gian, Lê Hồng Sơn lại tìm cách trở về Thượng Hải và do vụ rải truyền đơn kỷ niệm ngày quốc tế Lao động (1-5-1932), lại bị chính uyền địa phương bắt giam. Mấy tháng sau chính quyền Tưởng Giới Thạch trao Lê Hồng Sơn cho thực dân Pháp đưa về giam ở nhà lao Vinh, rồi đưa ra tòa tuyên án tử hình, và 19 tháng 2 năm 1933, chúng đưa Lê Hồng Sơn về đúng làng quê Xuân Hồ, hành quyết vào lúc anh sang tuổi 34.

5.Xếp hạng di tích, danh thắng.

- Điểm Di tích này được xếp hạng di tích lịch sử theo quyết định số 1423/QĐ - VH ngày 23/07/1980.

 

Khách sạn Thượng Hải Vinh Nghệ An
Địa chỉ: 26 Lê Lợi - Thành Phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
Tel: 02383 881 882; 02383 729 666; 02383.589486 - 02383 589480 
Email: thuonghaivinhhotel@gmail.com
Website: http://thuonghaivinhhotel.com

Thiết kế Website bởi TVC Media
Chat ngay

0916 776 569