Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta
Đèo Ngang ở trên núi Hoành Sơn được tách ra từ dãy Trường Sơn, cao 256m, dồn đuổi nhau từ Tây sang Đông, chạy dài ra tận biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nhưng phải đến 500 năm đầu thì Hoành Sơn - Đèo Ngang mới được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấn thì đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng một hệ thống đôn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh.
Kể từ khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, mộ hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước. Ngược về phía Bắc đèo khoảng 3km là con Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển. Và hình như ít nơi có được, suốt từ Đèo Ngang ra tận Đèo Con là một bãi thật đẹp, cát trắng mịn màng, trời cao, đèo cao và biển mênh mông… Theo quốc lộ 1 A đến với Đèo Ngang, Đèo Con bạn sẽ được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê tôi và nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn ngàn năm trước đã ghi. Theo Quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, đi hết địa phận Hà Tĩnh, ta sẽ gặp con đèo chắn ngang, uốn lượn quanh co dài 3km, đó chính là đèo Ngang, ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đèo Ngang cao 256m so với mực nước biển. Với người xưa, đây là vùng đất hiểm yếu, từng được mệnh danh là “bức tường thành”, là “phên dậu” phía Nam của nước Đại Việt. Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn còn nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: Vào núi và xuống biển. Con đường ghép đá vượt đèo qua “Hoành Sơn quan” từng in đậm dấu chân của biết bao bậc thi nhân. Nhiều bài thơ của các thi sĩ xưa vịnh cảnh đèo có lẽ cũng được lấy cảm hứng từ cảnh sắc biển trời, sông núi nơi đây. Trong số đó, nổi tiếng nhất là bài “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác ven sông chợ mấy nhà…”.
Đứng trên đỉnh đèo Ngang nhìn về phía Đông ta sẽ thấy màu xanh bao la của biển. Xa xa là Mũi Ròn, Vũng Chùa, Hòn La và hàng loạt đảo nhỏ, lô nhô trên sóng nước. Nhìn về phía rừng là vách núi chênh vênh bên cạnh những đồi nhỏ nhấp nhô. Thấp thoáng sau hàng dừa, rặng phi lao là những mái ngói đỏ tươi, mái rạ sẫm màu của những làng chài, xóm núi. Đường nhựa phẳng lì, hai hàng cọc tiêu nổi bật hai bên càng làm cho đèo Ngang thêm huyền bí. Không chỉ có cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình, đèo Ngang còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các miền khí hậu ở nước ta. So với đèo Hải Vân và một số đèo khác, đèo Ngang thua kém về cảnh quan và mức độ hiểm trở, nhưng hơn hẳn về vẻ thơ mộng. Chính vì vậy, trong chuyến hành trình của nhiều người, đèo Ngang vẫn là địa chỉ khó quên. |